icon icon icon

Bật mí về dây chuyền sản xuất nước đóng bình - Khám phá dây chuyền đóng nắp chai hoạt động như thế nào?

Đăng bởi casmedia vào lúc 05/04/2021

Nước là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất trên toàn thế giới. Do thực tế là tất cả mọi người đều uống nước, nên các nhà sản xuất có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng nước. Chất lượng này có thể được duy trì bằng cách sử dụng dây chuyền sản xuất nước đóng chai hiện đại. Sở hữu dây chuyền sản xuất nước đóng bình chuyên nghiệp sẽ đem tới lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và giá trị cho xã hội của chúng ta.

Dây chuyền sản xuất nước đóng bình là gì?

Dây chuyền sản xuất nước đóng bình là bao gồm các quá trình lọc sạch và nạp vào trong bình có kích cỡ khoảng 19-20 lít. Giá cả của những bình nước đóng chai trên thị trường hiện nay là rất khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu, thể tích và dây chuyền công nghệ áp dụng.

Dây chuyền sản xuất nước đóng chai

Dây chuyền sản xuất nước đóng chai

Cấu tạo của dây chuyền sản xuất nước đóng bình

Một dây chuyền sản xuất nước đóng chai tinh khiết thông thường có 4 hệ thống: hệ thống tiền xử lý, hệ thống lọc chính R.O (Reverse Osmosis: thẩm thấu ngược), hệ thống khử khuẩn và vi sinh, hệ thống dàn chiết rót và đóng bình.

Hệ thống tiền xử lý

Nguồn nước sau khi lấy về sẽ đi qua bơm đẩy đầu nguồn vào bồn chứa nước chưa qua xử lý. Sau đó sẽ được bơm qua thùng chứa dung dịch tái sinh có chứa 100ml dung dịch đựng trong bình nhựa 10% NaCl, trên bộ cột lọc có van khóa cơ. Trước khi đi vào bồn chứa trung gian, cặn và nước sẽ được xử lý sạch sẽ bởi bộ lọc cặn và khử mùi H2SO4 nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra tốt nhất.

Hệ thống tiền xử lý

Hệ thống tiền xử lý

Hệ thống lọc chính R.O

Hệ thống lọc nước R.O bao gồm các thiết bị, linh kiện kết hợp với nhau trong đó màng lọc R.O là trung tâm. Với kích thước khe lọc chỉ 0.0001 micro nhờ đó mà các chất cặn, kim loại nặng, hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ hoàn toàn chỉ cho nước tinh khiết đi qua. Công đoạn này sẽ cho ra các sản phẩm nước đóng chai tinh khiết đáp ứng đầy đủ tiêu chí của Bộ Y tế về nguồn nước ăn uống và sinh hoạt.

Hệ thống lọc R.O

Hệ thống lọc R.O

Hệ thống khử khuẩn và vi sinh

Nước sau khi lọc ở hệ thống lọc R.O sẽ được bơm chiết rót đầu inox đưa qua lọc cặn sẽ trở nên sạch hơn và làm giảm bớt áp lực tránh làm vỡ đèn UV. Tiếp theo đó nước sẽ được lọc bằng 3 lõi xác khuẩn và làm mềm nhanh chóng. Hệ thống sẽ tạo ra Ozone để diệt khuẩn và tiệt trùng nước sạch. Việc này giúp tránh được tình trạng nước bị hôi trước khi chuyển sang bước đóng chai thành phẩm.

Hệ thống khử khuẩn và vi sinh

Hệ thống khử khuẩn và vi sinh

 Hệ thống dàn chiết rót và đóng bình

Với cơ chế chiết rót tự động bao gồm: xúc rửa chai, chiết rót, đóng nắp và dán nhãn. Tiết kiệm được nhân công và sức lao động.

Hệ thống tự động chiết rót và đóng bình

Hệ thống tự động chiết rót và đóng bình

Quy trình hoạt động của dây chuyền đóng nắp chai

Các bình sau khi đã được nạp đầy nước theo dung tích sẽ được đẩy qua dây chuyền đóng nắp. Đây cũng là dây chuyền tự động, các loại nắp phù hợp sẽ được đóng với bình tương ứng. Các bình sau khi được đóng nắp sẽ đem đi thanh trùng cuối cùng là dán nhãn, ghép mí bao bì bên ngoài để tăng được thời gian bảo quản.

Những việc cần làm trước khi mở cơ sở sản xuất nước đóng bình

  • Lên kế hoạch cụ thể cần làm khi mở cơ sở sản xuất nước đóng bình:
  • Tìm kiếm mặt bằng tiềm năng, tránh những nơi bị ô nhiễm như khu xử lý nước thải, nghĩa trang, kho chứa xăng dầu hay hóa chất,…
  • Đăng ký giấy phép kinh doanh nếu chưa đăng ký hoặc có thể đăng ký thêm về ngành kinh doanh nước uống
  • Tìm kiếm nguồn nước tốt, nếu có khoan giếng phải xin giấy phép và kiểm tra, kiểm nghiệm tổng thể nguồn nước theo Bộ Y tế
  • Đối với dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình có công suất 5000l/h thì phải xây dựng tháp nước và hệ thống đường ống cấp nước
  • Phải đảm bảo đủ được nguồn điện để cung cấp phù hợp cho thiết bị
  • Cần xác định nguồn nước rồi lựa chọn công nghệ sao cho phù hợp
  • Tuỳ vào phạm vi khả năng kinh tế mà lựa chọn mua thiết bị chất lượng tốt nhất
  • Trong trường hợp cơ sở sản xuất nước uống đóng bình quy mô vừa và lớn thì nên đầu tư dây chuyền đóng chai tự động
  • Chuẩn bị chi phí cho các nguồn vật tư như: vỏ bình, vỏ chai, màng co, tem nhãn,…
  • Thiết kế logo và nhãn hiệu
  • Lập kế hoạch về nhân sự, tuyển dụng và đào tạo
  • Trong trường hợp vào những tháng đầu chưa có doanh thu nên chuẩn bị nguồn tài chính đủ để vận hành nhà máy trong ít nhất 6 tháng đầu
  • Đầu tư máy phát điện dự phòng (nếu cần).
  • Huy động nguồn vốn, các nhà đầu tư để có đủ chi phí sản xuất và hoạt động.

Một số lưu ý khi đưa cơ sở sản xuất nước đóng bình vào hoạt động

  • Nên lựa chọn và sử dụng công nghệ thích hợp với nguồn nước.
  • Tránh áp dụng các công nghệ lỗi thời, lạc hậu.
  • Có sự đầu tư vào các thiết bị không đồng bộ, không có chất lượng, thường xuyên phải bảo trì gây trở ngại cho việc sản xuất
  • Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định vì hệ thống vận hành hoạt động bất ổn sẽ cho ra những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Không nên chỉ chú trọng vào việc cạnh tranh giá cả mà không tập trung vào duy trì chất lượng.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã có những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết thêm để lựa chọn thì có thể liên hệ Công ty cổ phần MachinEX qua Hotline: 090.445.2222 để được tư vấn miễn phí nhé!

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: